Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Từ Singapore hướng tới Đà Nẵng

Chiếc áo màu xanh là đồng phục của các nền kinh tế phát triển và người Singapore phải sắm cho kỳ được để mặc.
Đi qua cây cầu nhỏ trong khuôn viên một khu vườn khách sạn, lọt vào mắt mọi du khách là tấm bảng màu tím ghi dòng chữ trắng điệu đà: “Đố bạn chụp được con bướm đậu trên bông hoa”. Tưởng khó lắm, hóa ra rất dễ để giải câu đố đó. Ai cũng thấy và ai cũng chụp được bức ảnh bướm đậu trên hoa.
Đó là cách PR rất tinh tế của người Singapore. Họ đã làm được nhiều điều phi thường, nhưng điều phi thường không kém là tài PR vào dạng bậc thầy. Những ngày này, các bậc thầy nơi đây đang muốn khoe Singapore của năm 2013 là “Singapore nhiều cây lắm!”, như lời khoe đầy tự hào của người chủ khách sạn 5 sao Quincy.
nha o du hoc singapore Từ Singapore hướng tới Đà Nẵng
Để trồng cây, người Singapore gặp nhiều khó khăn hơn các nước khác, bởi quốc đảo này rất khan hiếm nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển. Bất chấp điều đó, trong hơn 25 năm qua, độ phủ cây xanh của Singapore từ chỗ chiếm 1/3 đã tăng lên đạt gần nửa tổng diện tích đất nước. 
Tuy nhiên, chính phủ nước này thấy vẫn còn chưa đủ. Họ đã vạch ra “Lộ trình xanh” cho 10 năm tiếp theo. Theo đó, Singapore từ chỗ “vườn trong phố” sẽ trở thành “phố trong vườn”. Có nghĩa cả đất nước này sẽ là một khu vườn khổng lồ và phố xá nằm lọt trong mảng xanh bất tận đó.
Để thực hiện chiến lược này, Singapore đã thành lập Quỹ Thành phố vườn, phát động các chương trình tình nguyện xanh để kêu gọi sự ủng hộ từ trường học, tổ chức và các tầng lớp dân cư. Singapore cũng tìm kiếm sự ủng hộ tài chính của các công ty tư nhân như HSBC, Exxon, Shell, Timberland.
Thực ra, nếu chỉ để mát đường phố, tăng ô-xy, làm đẹp thành phố thôi thì có lẽ Singapore cũng chỉ chơi cây như nhiều nước khác ở châu Á mà thôi. Tức là trồng hàng cây ven đường, đặt vài chậu cây trước cổng các công trình lớn, chủ yếu là điểm xuyết chứ không chiếm nhiều diện tích và mất quá nhiều công sức.
Singapore không trồng cây chỉ với một mục đích truyền thống như vậy. Họ biết thế giới hiện đại, nhất là người ở các quốc gia phương Tây, rất chú trọng tới môi trường, sinh thái và ghê sợ sự ô nhiễm. Nền kinh tế dựa vào dịch vụ và giao thương của nước này sẽ chỉ có thể phát triển nếu được nhiều người lui tới, buôn bán, làm ăn. Họ không có tài nguyên để đào lên bán.
Vậy nên, để duy trì sự phồn thịnh và không ngừng cạnh tranh trên trường quốc tế, nước này hiểu rằng họ phải chọn chiến lược phát triển bền vững, chiến lược mà người phương Tây coi trọng, ưa thích. Chiến lược xanh “phố trong vườn” là minh chứng mới nhất cho quyết tâm đó. “Tôi thích chiến lược này của Singapore. Nhưng điều tôi đặc biệt thích là hầu như người dân nào của Singapore cũng đều chung ý chí làm xanh thành phố mà chính quyền đặt ra. Một sự thống nhất đáng ngạc nhiên”, cô gái người Mỹ Helena nói, tay vẫn khoát nước lên đùa với mấy chú chim sáo đang sà xuống tắm táp.
Helena là kỹ sư công nghệ sinh học, vừa mới tới đây để bắt đầu quá trình làm việc. Rất nhiều người phương Tây cũng chọn nơi này làm điểm đến trong những năm gần đây. Do định hướng kinh tế ngày càng dựa nhiều hơn vào tri thức, chính phủ Singapore nhận thức rõ cần phải thu hút thật nhiều nhân lực có tri thức cao về đây làm việc. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với nhân sự trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ mới. Những nhân lực cao cấp và đẳng cấp quốc tế cần một môi trường trong lành để làm việc và sinh sống.
Gặp nhân viên của Google ở Singapore, ai cũng nhắc tới yếu tố môi trường xanh tươi sạch sẽ của quốc đảo này khi được hỏi về các lý do họ chọn nơi này làm việc. Google vốn là một công ty đặc biệt chú trọng tới môi trường làm việc cho nhân viên. Và họ đã chọn Singapore làm trụ sở cho chi nhánh Đông Nam Á chứ không phải là Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam. Không chỉ có Google, nhiều công ty xuyên quốc gia khác cũng chọn đặt trụ sở ở đây để điều hành hoạt động cho toàn khu vực Đông Nam Á.
Tầm nhìn của ông Lý Quang Diệu trước đây là đưa tiếng Anh trở thành tiếng nói chính thức của Singapore đã cho thấy hiệu quả lớn lao. Đất nước này nhờ đó đã hội nhập nhanh chóng và khăng khít với thế giới, kinh tế phát triển nhanh.
Tầm nhìn xanh lần này của lãnh đạo Singapore cũng có thể so sánh với tầm nhìn tiếng Anh của ông Lý. Nó cũng vì mục tiêu lớn lao là tiếp tục đưa đất nước bắt kịp xu thế thời đại, sánh vai với các nền kinh tế phương Tây. Chiếc áo màu xanh là đồng phục của các nền kinh tế phát triển và người Singapore phải sắm cho kỳ được để mặc.
Rời quốc đảo nhỏ, du khách còn được thấy một lần nữa người Singapore khoe nốt lần cuối: “Sân bay Changi đã cứu được hơn 1.800 cây xanh”. Vài khách Tây đã tranh thủ chụp ảnh thông điệp đó, với phần nền là hàng cây dây leo xanh xanh phía sau.
Singapore ý thức được rằng xã hội trí thức trong tương lai cần có những địa bàn đáp ứng được 2 yêu cầu: tạo chất lượng sống cao và bầu không khí sáng tạo nổi trội
Và Đà Nẵng hướng tới đô thị kiểu mẫu 
Đà Nẵng có diện tích 1255km2 ở trung tâm Việt Nam, là đô thị cấp quốc gia. Thành phố nằm ven đường sắt duyên hải và đường cao tốc số 1, trước đây gọi là đường cái quan. Vị trí của Đà Nẵng nằm ở đấu cuối đường xuyên Á qua Thái Lan và Lào. Đà Nẵng là thành phố lớn và là cảng thương mại sôi động nhờ vào cảng nước sâu, nhờ đó sẽ trở thành môt trung tâm phồn vinh về giao dịch hàng hải. Thành phố có nhà ga đường sắt và sân bay quốc tế.
jgj1265632484 Từ Singapore hướng tới Đà Nẵng
Không ách tắc giao thông: Không kẹt xe như Hà Nội và TPHCM vì Đà Nẵng không đầu tư tập trung quá nhiều vào khu trung tâm hiện hữu mà xây dựng nhiều cầu vượt sông Hàn để phát triển hướng ra biển Đông. Tuy nhiên hệ thống vận tải  nên được mở rộng để đề phòng ách tắc giao thông. Xây dựng thêm nhiều đường cao tốc. Đô thị vệ tinh cần có sự cân bằng giữa nhà ở, việc làm và công trình công cộng để tránh tình trạng giao thông con lắc.  
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chủ trương đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, phấn đấu đến năm 2020, có tuyến tàu điện ngầm đầu tiên và không sử dụng xe máy trong khu vực nội thị. Xe đạp nên được xem như phương tiện đi lại được sử dụng khi đi chơi. Đi bộ cũng nên là một phần đi lại trong thành phố để Đà Nẵng trở thành thành phố đi lại dễ dàng.  
Kinh tế và thương mại sống động: Đà Nẵng là thành phố ven biển, thành phố cảng, có tốc độ tăng trưởng cao. Thành phố cần xây dựng để trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng cấp quốc gia. Đà Nẵng là đầu mối giao thông và viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế, hướng tới thành phố đa truyền thông và sẽ trở thành thành  phố thịnh vượng.  
Thành phố hấp dẫn: Sớm hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố xanh (cây xanh – biển xanh), thành phố nghỉ dưỡng. Gia tăng hình ảnh thành phố nhiệt đới với nhiều bãi tắm, bến đậu và khu nghỉ dưỡng. Nên có nhiều khu giải trí, mạo hiểm, các công viên thiên nhiên, nhiều phương tiện thể thao và vui chơi giải trí. Cần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung và Tây Nguyên và là thành phố văn hóa.  
Thành phố có nhiều khu du lịch: Khu du lịch ven biển Sơn Trà – Hội An, khu du lịch đèo Hải Vân, khu du lịch Bà Nà, khu du lịch làng quê như làng cá Nại Hiên Đông, làng hoa Phước Mỹ… Người dân thành phố lại có lòng mến khách nên sẽ trở thành thành phố thân thiện và hấp dẫn du khách.  
Thành phố sống tốt: Nên sử dụng môi trường thiên nhiên để nâng cao ý nghĩa cuộc sống người của dân và cần lồng ghép hài hòa với các khu chung cư. Thành phố nên xây dựng nhiều khu nhà ở mới và sự đa dạng hơn về nhà ở với chất lượng tốt hơn. Hình thành các đơn vị ở kiểu “xóm giềng”. Địa điểm khu nhà ở nên gần các công viên, vườn cây. Nhiều trường học, bệnh viện và dưỡng đường cần được xây dựng gần các khu nhà ở , sẽ không có nhà “ổ chuột” lụp xụp rách nát. 
Thành phố kiểu mẫu từ kinh nghiệm của Singapore gồm 4 tiêu chí:  
- Thành phố dễ dàng lui tới (An Accessible City): Sự chuẩn bị cơ sở hạ tầng hiệu quả còn là một thách thức và vẫn là mục tiêu còn bị né tránh đối với nhiều thành phố. Rất nhiều thành phố bị sa lầy trong khóa ô cờ các đường giao thông bởi hệ thống vận tải không thể đối phó với sự gia tăng đi lại.  
- Thành phố thương mại (A Business City): Với sự bùng nổ của Internet và thương mại điện tử (E-commerce), một kiểu mới về sự hợp tác và cạnh tranh trong thương mại toàn cầu đã nổi lên. Các giới hạn của thương mại dường như nghiêng hẳn về các thành phố, chúng có thể quản lý tri thức và các nguồn lực tài chính hiệu quả.  
Thành phố hấp dẫn (An Attractive City): Một trong những trạng thái không được thích thú của đô thị hóa nhanh là các thành phố trông rất giống nhau. Nhiều môi trường đô thị về mặt chức năng chỉ là một mớ bê tông hỗn độn khó chấp nhận với không gian công cộng không hấp dẫn. Một số thành phố đã ngăn chặn tình trạng này thông qua văn hóa và xây dựng truyền thống, các không gian mở và bảo vệ môi trường.  
Thành phố sống tốt (A City for Living): Một thành phố kiểu mẫu phải cung cấp nhà ở tương xứng đầy đủ và môi trường sống hữu ích cho người dân. Nhà ở khá và thích hợp cung cấp cho công dân vói ý nghĩa là chủ sở hữu và an toàn, chính là dạng cơ bản của sự gắn kết xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét